Đăng nhập

Cổng TTĐT Xã Hiệp Cát - Huyện Nam Sách

23/4/2023  |  English  |  中文

Di tích, danh thắng - Xã Hiệp Cát

Trên địa bàn xã Hiệp Cát hiện có 07 cơ sở tôn giáo; 05 cơ sở tín ngưỡng trong đó có 01 di tích năm 2024 đề nghị xếp hạng cấp tỉnh đó là di tích Đình – Chùa thôn Đại Lã; 100% số di tích trên địa bàn xã đã được kiểm kê, bảo vệ tốt. Hằng năm các di sản văn hóa được rà soát, kiểm kê cổ vật và được BQL, nhân dân trong xã tu bổ, tôn tạo.

Trong số các di tích trên địa bàn xã, có thể nói đến Di tích Đình  - Chùa thôn Đại Lã là một trong số các di tích nổi bật và để lại nhiều dấu ấn trong lòng người dân, các phật tử cũng như quan khách.

 

​Đình Đại Lã

Thôn Đại Lã, xã Hiệp Cát nằm ở phía Tây Nam xã Hiệp Cát, bên dòng sông Thái Bình hiền hòa. Thôn có diện tích tự nhiện là 150 héc ta, với 350 hộ và 1.350 nhân khẩu. Thôn có 01 chi bộ Đảng với 36 đảng viên. Từ nhiều đời nay người dân Đại Lã đã có truyền thống yêu quê hương đất nước, đặc biệt hơn là tình làng, nghĩa xóm. Đoàn kết gắn bó yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, lá lành đùm lá rách, để vượt qua nhiều thời kỳ khó khăn về kinh tế của đất nước nói chung và của làng Đại Lã nói riêng. Đặc biệt nhân dân trong thôn đã xây dựng, tôn tạo khuôn viên Đình – Chùa, miếu mạo trở thành một khuôn viên tiêu biểu, mang nhiều giá trị truyền thống văn hóa, trở thành nơi mà nhiều du khách thập phương cùng nhân dân trong thôn thường xuyên lui tới thưởng ngoạn, vãn cảnh và thể hiện lòng thành kính với các bậc tiền bối, các danh nhân văn hóa đã có công xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

 

Bia kỷ niệm các dũng sỹ diệt Mỹ về an dưỡng, học tập tại Đình thôn Đại Lã

Theo Ngọc phả ghi lại: nơi đây vào đầu thế kỷ thứ 15 đời vua Lê Thái Tôn lên ngôi, Đức Thánh Thái tử Sùng Ninh được sinh ra, người có công phò vua diệt giặc, cứu nước; tâm thế độ lượng, tinh thông văn tự, tài đức vẹn toàn; sau khi giúp vua diệt giặc, ổn định bờ cõi, Người đã trở về cửa Đình và hiển thánh tại đây. Từ đó nhân dân trong thôn lấy ngày mồng 4 tháng 2 âm lịch là ngày thờ sinh nhật Đức Thánh Hoàng làng và cũng là ngày mở lễ hội truyền thống hàng năm của làng Đại Lã.
Cũng tại nơi đây vào năm 1968 đến năm 1973 10 thiếu niên dũng sỹ diệt Mỹ miềm Nam đã được lựa chọn nơi đây là nơi an dưỡng, học tập và rèn luyện, sau này nhiều đồng chí đã trở trành lãnh đạo cấp cao của Quân đội nhân dân Việt Nam.

 

Khuôn viên tượng đài Bác Hồ

Thôn Đại Lã cũng là thôn đầu tiên trong xã được đón nhận Bằng Làng văn hóa vào năm 2003
Khuôn viên Đình – Chùa thôn Đại Lã đến nay còn lưu gữ 1 bát hương từ thời nhà Mạc, 1 bức Tam qua cổ xưa để lại, 1 bia công đức của họ Nguyễn Viết để lại. Khuôn viên có diện tích khoảng 1.270 m2, có mặt quay hướng nam, phía trước là một hồ lớn có thờ tượng đài Bác Hồ. Đình, Đền và Chùa có lối kiến trúc kiểu cổ xưa, xây dựng kiên cố 5 gian, có hậu cung, mái vẩy, hình con rồng.
Hằng năm vào ngày mồng 4 tháng 2 âm lịch nhân dân trong thôn lại mở lễ hội mừng sinh nhật Đức thánh Hoàng làng. Tại lễ hội sẽ bao gồm cả phần lễ và phần hội; phần lễ sẽ bao gồm các màn tế, rước Đức Thánh; phần hội sẽ bao gồm các trò chơi dân gian như: Đập liêu, cờ tướng, kéo co, bắt vịt, nhảy bao bố….. Ngoài ra hàng năm cứ vào ngày 20 tháng 10 âm lịch nhân dân trong thôn lại mở cửa đền làm lễ Huý nhật trong 2 ngày để tưởng nhớ công ơn to lớn của Ngài.

Việc tổ chức các hoạt động lễ hội truyền thống của thôn nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần, tâm linh của người dân, đồng thời cũng là dịp để để mọi người dân trong thôn thể hiện sự tri ân, lòng tưởng nhớ đến công lao các bậc tiền bối, danh nhân, người có công với quê hương đất nước cũng như cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, nhà nhà yên vui, ấm no, hạnh phúc. Lễ hội cũng là dịp để gắn kết mọi người dân trong thôn, đoàn kết cùng nhau phát triển, xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp.